Xsm

Trận đấu cuối cùng của chương trình Đường lên đỉnh Olympianăm thứ 23 bắt đầu lúc 8h30 ngày 8/10. Bốn topcv

【topcv】Bốn nam sinh tranh ngôi vô địch Olympia 2023

Trận đấu cuối cùng của chương trình Đường lên đỉnh Olympianăm thứ 23 bắt đầu lúc 8h30 ngày 8/10. Bốn thí sinh chơi chung kết là Nguyễn Việt Thành (THPT Sóc Sơn,ốnnamsinhtranhngôivôđịtopcv Hà Nội), Nguyễn Minh Triết (THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế), Lê Xuân Mạnh (THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) và Nguyễn Trọng Thành (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng).

Giành chiến thắng áp đảo trong cuộc thi quý I với 325 điểm, Nguyễn Việt Thànhlà thí sinh đầu tiên ghi tên mình vào trận chung kết.

Vốn có quan điểm học sâu hơn là mỗi thứ biết một chút, ban đầu Nguyễn Việt Thành cảm thấy không phù hợp với sân chơi đòi hỏi kiến thức nhiều lĩnh vực như Olympia. Tuy nhiên, nam sinh dần nhận ra "kiến thức đa dạng giúp mình ứng biến nhanh nhẹn hơn".

Ở các trận đấu, nam sinh trường THPT Sóc Sơn thể hiện phong cách thi đấu điềm tĩnh, bản lĩnh, hiếm khi thể hiện cảm xúc mạnh. Em thường giành điểm trong những câu hỏi về Lịch sử, xã hội và hiểu biết chung.

Trong bốn thí sinh chơi chung kết, Việt Thành là người duy nhất trả lời đúng từ khóa của phần thi Vượt chướng ngại vật trong cả ba trận tuần, tháng và quý. Đây cũng là điều không nhiều thí sinh Olympia làm được.

Thành nói không có chiến thuật cụ thể cho phần thi này. Chỉ cần nghĩ được một cụm từ, có liên quan tới hàng ngang và một góc hình ảnh gợi ý, đủ số chữ cái mà chương trình yêu cầu, em sẽ bấm chuông trả lời luôn. Theo Thành, khi số chữ cái đã khớp, thí sinh đã nắm trong tay 50% cơ hội đưa ra đáp án chính xác, cân nhắc càng lâu thì càng dễ bị bạn chơi giành quyền trả lời.

Ba ngày trước trận chung kết, Thành nói chủ yếu chuẩn bị về mặt tinh thần. "Vào đến đây là niềm vui lớn của em rồi, em sẽ cố gắng để cống hiến một trận đấu hết mình", Thành nói.

Sáu năm trước, trường THPT Sóc Sơn cũng có thí sinh góp mặt trong trận chung kết Olympia là Hà Việt Hoàng.

Nguyễn Minh Triết, cậu học sinh chuyên Lý ở Huế, vào chung kết sau màn rượt đuổi điểm số ấn tượng trong trận thi quý II, giành 290 điểm.

Khởi động là phần thi Triết thích nhất vì giúp em phát huy khả năng đọc nhanh. Em cũng gây ấn tượng vì thường trả lời rất to. Nam sinh cho biết đây là thói quen từ khi chơi vòng loại Olympia ở trường, giúp ban giám khảo nghe rõ hơn.

Từng lúng túng việc bấm chuông giành quyền trả lời, Triết nhận ra cần bấm đúng lúc hệ thống mở, thay vì bấm liên tục. Khắc phục được điều này, Triết giành tới 135 và 90 điểm phần Khởi động trong cuộc thi tháng và quý, cải thiện đáng kể mức điểm 70 của thi tuần.

Nam sinh nhận định bản thân có thế mạnh ở các câu hỏi về thể thao, nghệ thuật, âm nhạc và kiến thức xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong các phần thi mà Triết trải qua, em hiếm khi bỏ lỡ các câu hỏi này. Ngược lại, Triết đánh giá còn yếu về lĩnh vực Hóa học. Em đã mất 20 điểm với câu Hóa học trong gói Về đích của trận thi tháng.

Trước trận đấu cuối cùng, Triết cho biết sẽ xem lại trận chung kết một số năm gần đây, duy trì thói quen đọc báo và xem tin tức để bổ sung kiến thức xã hội, tiếng Anh.

Trong 23 năm của chương trình Olympia, tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 thí sinh góp mặt trong trận chung kết, tính cả Triết. Cả 6 thí sinh đều đến từ trường THPT chuyên Quốc học. Trong 5 người thi trước, hai học sinh vô địch, hai á quân, một hạng ba.

Từ trái qua: Việt Thành, Minh Triết, Xuân Mạnh và Trọng Thành - bốn thí sinh dự chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: VTV

Từ trái qua: Việt Thành, Minh Triết, Xuân Mạnh và Trọng Thành - bốn thí sinh dự chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: VTV

Chiến thắng kịch tính trong cuộc thi quý III, Lê Xuân Mạnhđưa cầu truyền hình trực tiếp chung kết Olympia về Thanh Hóa sau 12 năm. Mạnh là thí sinh thứ 8 của Thanh Hóa lọt vào trận chung kết, nhưng đây là lần đầu tiên THPT Hàm Rồng có học sinh dự sân chơi này.

Trong trận thi tuần và tháng, chỉ với một gợi ý, nam sinh đều trả lời chính xác từ khóa của phần thi Vượt chướng ngại vật, tạo khoảng cách điểm số với các bạn chơi. Song, Mạnh cho rằng đây không phải phần thi sở trường.

Phần thi Mạnh tự tin nhất là Về đích, từng giành 110 điểm ở trận thi tuần. Thông thường, gói điểm phần thi này của mỗi thí sinh là 60-120 điểm. Nam sinh cho rằng cái hay của phần chơi này là ngoài việc suy nghĩ về đáp án, thí sinh cần phải lưu tâm đến rủi ro vì trả lời sai sẽ bị trừ điểm. Vì vậy, Mạnh luôn cân nhắc trước khi quyết định có bấm chuông hay không.

Xuân Mạnh thường giành điểm ở các câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học, Lịch sử, kiến thức chung nhờ khả năng ghi nhớ tốt. Nam sinh tự đánh giá tâm lý chưa vững vàng, điểm yếu là khả năng tiếng Anh và các câu hỏi thực hành Vật lý, Hóa học. Để chuẩn bị cho trận chung kết, Mạnh đấu tập nhiều hơn để cải thiện bản lĩnh thi đấu, luyện nghe ngoại ngữ, xem lại hướng dẫn thực hành trong sách giáo khoa, trên Youtube.

"Giờ em chủ yếu nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái, không lo lắng hay hồi hộp gì", Mạnh nói, trước trận chung kết ba ngày.

Thí sinh giành vé cuối cùng vào chung kết làNguyễn Trọng Thành. Nam sinh đã chiến thắng áp đảo trong trận thi quý với 330 điểm. Đây cũng là điểm số cao nhất trong bốn thí sinh trận chung kết.

Điều đặc biệt trong ba trận đấu tuần, tháng, quý là Thành đều thi Về đích đầu tiên. Trong cuộc thi tuần, em trả lời sai 2/3 câu, bị bạn chơi giành điểm. Tuy nhiên, trong phần Về đích của hai trận đấu sau, Thành đều bứt tốc ấn tượng. Ngoài việc trả lời đúng cả ba câu trong gói của mình, nam sinh Hải Phòng liên tiếp giành điểm từ các bạn chơi.

Là học sinh chuyên Anh, cậu học trò đến từ Hải Phòng có thế mạnh ngôn ngữ, kiến thức Lịch sử, xã hội. Nam sinh gần như giành trọn điểm câu hỏi Lịch sử trong phần thi Về đích của mình và cả đối thủ.

Tuy nhiên, Thành chưa làm tốt ở phần thi Vượt chướng ngại vật. Trong khi ba bạn chơi chung kết đều có 1-3 lần trả lời đúng từ khóa, Thành từng một lần bấm chuông trả lời nhưng không chính xác.

Nói về các bạn chơi, Trọng Thành đánh giá cao sự điềm tĩnh, lạnh lùng của Việt Thành. Em cho rằng mình và Việt Thành có cùng thế mạnh, nhất là Lịch sử. Điều này có thể khiến em gặp khó khăn trong trận chung kết.

Xuân Mạnh luôn có năng lượng thi đấu bùng nổ, vui vẻ. Do đó, Trọng Thành cho rằng điều này giúp Mạnh luôn giữ được sự thoải mái, khí thế trong mỗi trận đấu. Với Trọng Thành, Minh Triết là ẩn số, em đánh giá Triết là nhân tố có thể tạo bứt phá.

Là thí sinh có ít thời gian chuẩn bị cho trận chung kết nhất, Thành thừa nhận gặp một chút khó khăn trong việc chuẩn bị, song nhận thấy lợi thế của mình là cảm giác sân khấu vẫn còn. Là học sinh thứ tư của Hải Phòng chơi chung kết Olympia, nhưng đã hơn 10 năm thành phố chưa có thí sinh vô địch, Trọng Thành nói sẽ thi đấu hết mình.

Cả bốn thí sinh đều cho thấy vốn kiến thức rộng, quyết tâm lớn, hứa hẹn một trận chung kết bùng nổ vào ngày 8/10. Người thắng cuộc được trao vòng nguyệt quế, nhận thưởng 40.000 USD (gần một tỷ đồng), giải nhì 100 triệu đồng, hai giải ba 50 triệu đồng mỗi giải.

Thanh Hằng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap